Chống thấm ngược là gì?

Thứ ba - 24/04/2018 21:26
“Chống thấm ngược”  là một thuật ngữ còn khá là mơ hồ đối với nhiều người không am hiểu về xây dựng. Chính vì không hiểu nên nhiều người đã bị mất tiền oan. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ giúp mọi người hiểu hơn nên sử dụng sơn chống thấm ngược trong trường hợp nào là đạt hiệu quả nhất.
Chống thấm ngược là gì?

Nếu như chống thấm thuận là chống thấm từ nguồn gây thấm, thì chống thấm ngược lại là chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm (tức là vật liệu bị thấm). Nói thì có vẻ khó hiểu nhưng các bạn chỉ cần hiểu đơn giản như thế này nếu nước bị rò rỉ từ mái nhà xuống mà có thể chống thấm ngay từ mái thì gọi là chống thấm thuận. Còn nếu mà vì một lý do nào đó bạn phải chống thấm từ dưới sàn, cố gắng chặn nước ngược với nguồn thấm thì đó gọi là chống thấm ngược. 

Quy Trình Thi Công Chống Thấm .

1. Chuẩn bị bề mặt:

  • Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
  •  Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
  •  Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.
  •  Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.

2. Quy trình thi công

  •  Xử lý bơm keo PU áp lực cao đẩy nước ra khỏi kết cấu bê tông tại các điểm khuyết tật, bê tông rò rỉ nước, điểm ẩm thẩm thấu nước vào.

Sau khi tiến hành chặn nước tại các điểm rò rỉ, bề mặt bê tông đã khô chúng ta tiến hành thi công quét, phun thẩm thấu các sản phẩm lên bê tông

a. Thi công quét, phun chống thấm thẩm thấu

Bước 1: Làm ẩm bề mặt chống thấm

  • Dùng máy phun nước áp lực phụt rửa bề mặt bê tông bão hòa nước (Tránh để đọng nước). Hoạc làm ẩm bằng máy phun nước ẩm trên toàn bộ bề mặt bê tông.

Bước 2: Thi công quét, phun sản phẩm chống thấm thẩm thấu

  • Các sản phẩm thẩm thấu thường được thi công bằng máy cọ hoặc máy phun lên bề mặt đã được làm ẩm. Nên thi công làm 2 lớp vuông góc với nhau. Lớp thứ hai thi công sau lớp thứ nhất đã khô mặt nhưng chưa cứng hoàn toàn (khoảng 3-4 giờ tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời)
  • Liều dùng trung bình của cho mỗi lớp như sau:

  • Thi công bằng cọ: 1-1.5 kg/m2
  • Thi công bằng bàn chà: 2-2.5kg/m 2
  • Liều dùng thực tế phụ thuộc vào bề mặt kết cấu và độ hao hụt và định mức của từng loại vật liệu.
  • Bước 3: Bảo dưỡng

  • Vật liệu càng lâu khô thì sẽ đảm bảo được chất lượng càng đều và khả năng chống thấm càng tốt. Do vậy vật liệu chống thấm thẩm thấu gốc xi măng phải được bảo vệ để tránh khô nhanh do gió mạnh hoặc thời tiết nóng bằng các phủ nilong, bao tải ướt hoặc phun nước liên tục. Các hợp chất bảo dưỡng không thích hợp để sử dụng với hệ thống sản phẩm chống thấm loại này
  • b. Thi công chống thấm bằng dung dịch, vữa gốc Silicat
    Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt trước khi chống thấm phải được làm sạch và ở bê tông kết cấu
  • Những đường nứt, điểm nứt nhỏ cần thi công bằng các sản phẩm này với liệu lượng và định mức cao hơn các điểm khác
  • Cần bơm chặn nước hoàn toàn trước khi phun sản phẩm chống thấm
  • Bước 2: Thi công phun chống thấm thẩm thấu

  • Với các sản phẩm chống thấm thẩm thấu dạng dung dịch, chúng ta nhất thiết nên dùng bình phun để sản phẩm được thấm sau và đều hơn.
  • Nên thi công sản phẩm làm 02 lần để sản phẩm được trám kín và phủ đểu hơn trên bề mặt bê tông. Mỗi lớp cách nhau 1 đến 2 giờ
  • Định mức cụ thể theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây